Duyên khởi ở thành Sāvatthī: Vào lúc bấy giờ trong khi mùa thu hoạch, các tỳ khưu ni sau khi yêu cầu lúa còn nguyên hạt rồi mang đi đến thành phố. Tại trạm gác cổng, (lính gác nói rằng):—“Thưa các ni sư, hãy đóng góp phần,” đã giữ lại rồi đã thả ra. Sau đó, các tỳ khưu ni ấy đã đi đến chỗ ngụ và đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni.
Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, … (như trên) … các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:—“Vì sao các tỳ khưu ni lại yêu cầu lúa còn nguyên hạt?” … (như trên) … “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni yêu cầu lúa còn nguyên hạt, có đúng không vậy?”—“Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: … (như trên) … Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại yêu cầu lúa còn nguyên hạt vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên) … Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào yêu cầu, hoặc bảo yêu cầu, hoặc xay, hoặc bảo xay, hoặc giã, hoặc bảo giã, hoặc nấu, hoặc bảo nấu lúa còn nguyên hạt rồi thọ thực thì phạm tội pācittiya.”
Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào … (như trên) …
Tỳ khưu ni: … (như trên) … vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Lúa còn nguyên hạt nghĩa là lúa gạo sāli, lúa gạo, lúa mạch, lúa mì, kê, đậu, hạt kudrūsaka (bắp?).
(Sau khi) yêu cầu: sau khi tự mình yêu cầu.
(Sau khi) bảo yêu cầu: sau khi bảo người khác yêu cầu.
(Sau khi) xay: sau khi tự mình xay.
(Sau khi) bảo xay: sau khi bảo người khác xay.
(Sau khi) giã: sau khi tự mình giã.
(Sau khi) bảo giã: sau khi bảo người khác giã.
(Sau khi) nấu: sau khi tự mình nấu.
(Sau khi) bảo nấu: sau khi bảo người khác nấu. (Nghĩ rằng): “Ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pācittiya.
Vì nguyên nhân bệnh, vị ni yêu cầu rau cải, vị ni bị điên, … (như trên) … vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Điều học thứ bảy.